Sự khác biệt giữa bún riêu Hà Nội - Sài Gòn

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Bún riêu là món ăn quen thuộc đối với người dân Việt Nam nói chung. Tại mỗi vùng miền thì sẽ có cách ăn khác nhau sao cho phù hợp theo từng địa phương. Vậy bún riêu Hà Nội có khác gì với bún riêu Sài Gòn?
Sự khác biệt giữa bún riêu Hà Nội - Sài Gòn
Ảnh minh họa

Cùng nấu từ nước cua đồng nhưng bún riêu Hà Nội ăn với thịt bò tái còn bún riêu Sài Gòn ăn với huyết, móng heo. Bún riêu cua có nguồn gốc từ miền Bắc, được người Hà Nội biến thành thức quà sáng phổ biến. Nguyên liệu bát bún riêu không thể thiếu bún tươi sợi nhỏ, cua đồng, cà chua, giấm bỗng, mắm tôm, hành.

Bún riêu Hà Nội

Ẩm thực miền Bắc nói chung và người Hà Nội nói riêng đều yêu cầu cao vị nào cần rõ vị ấy cho dù gia vị món ăn có phức tạp. Ví dụ như để hoàn thành được hương vị của bát bún riêu Hà Nội thì cần phải có cua đồng, cà chua, giấm bỗng, mắm tôm, hành khô và bún tươi sợi nhỏ.

Cua đồng ngon là những con có màu xám đục, còn đủ chân, càng khỏe luôn chỉa lên, mình mập, mai sáng bóng, ấn vào phần yếm cua không lún, nổi bọt khí. Người nấu đem rửa sạch, giã nhuyễn lọc lấy nước đun cho thịt cua nổi lên, kết dính lại.

Để nước dùng đúng vị, người nấu cho hành băm nhỏ cho vào đảo với dầu hoặc mỡ cho thơm, đổ gạch cua vào chưng cho màu đẹp, rồi đem đổ vào phần nước riêu cua sôi sùng sục thêm giấm bỗng, mắm tôm, cà chua thái múi cau…

Người nấu sẽ trụng bún, khéo léo xếp nguyên liệu, chan nước dùng nóng hổi, thả thêm miếng cà chua. Bún riêu cua dùng kèm rau sống, hoa chuối thái rối, quẩy giòn…

So với bát bún riêu cổ truyền, bún riêu Hà Nội nay được bổ sung thêm nhiều thành phần khác như: bắp bò xào tái, giò tai, sườn sụn, đậu phụ chiên, trứng vịt lộn, ốc… Ăn bún riêu thú vị nhất là tại những gánh hàng rong dọc phố cổ. Thực khách ngồi trên chiếc ghế bệt, bưng bát bún nóng hổi, vừa thưởng thức vừa ngắm phố phường.

Món bún này dễ ăn vào cả mùa hè lẫn mùa đông. Vị chua dịu của bún làm giải ngán mùa hè. Giữa thời tiết se se mùa đông, thực khách xì xụp bát bún riêu thêm nhiều ớt chưng sẽ tận hưởng vị cay ấm người.

Nếu bạn có dịp đi du lịch Hà Nội thì ghé ăn những gánh hàng rong dọc khu phố cổ là điều không thể bỏ qua. Khách du lịch sau khi ngắm nhìn thủ đô Hà Nội rồi ghé phố cổ thưởng thức ăn bún riêu tại các gánh hàng rong là một trong những trải nghiệm thú vị nhất.

Thực khách sẽ được ngồi trên ghế gỗ bệt, bưng bát bún riêu nóng hổi và vừa ngắm phố phường vừa được thưởng thức ẩm thực đậm chất người Hà Nội.

Bún riêu Sài Gòn

Khác người Hà Nội, người Sài Gòn nấu bún riêu với nguyên liệu đa dạng hơn, bởi món ăn là sự tổng hòa hương vị của nhiều nơi.

Tại các quán ăn vỉa hè hay cửa hàng, thực khách sẽ có thể thấy được tính đa dạng của bát bún riêu trong nguyên liệu và cách nấu. Cơ bản gồm: bún rối, chả cua, cà chua, mắm ruốc, nước me. Ngoài ra người nấu còn thêm dầu điều để nước dùng mang màu đỏ bắt mắt. Nếu như lớp riêu cua trong bát bún riêu miền Bắc tơi xốp thì phần riêu trong bát bún kiểu miền Nam lại được trộn thêm lòng đỏ trứng và thịt xay, ép thành miếng to dày, cắt nhỏ khi ăn.

Một tô bún riêu đầy ắp những đồ ăn kèm như huyết, móng giò heo hoặc các loại chả cá, chả bò hoặc cao cấp hơn còn có tôm, mực… Mỗi quán một kiểu cách chế biến riêng, rất đa dạng và phong phú.

Bên cạnh đó, người nấu dùng thêm dầu điều để nước dùng có màu đỏ cực bắt mắt. Khác với lớp riêu cua tơi xốp của người Hà Nội thì ở miền Nam, phần riêu trong bát bún lại được trộn thêm thịt xay và lòng đỏ trứng sau đó ép thành miếng to dày, cắt nhỏ khi ăn.

Một bát bún cua chuẩn bị người Sài Gòn là gạch cua không bị vỡ nát, không có mùi tanh, ăn ngay lúc nóng, hòa quyện cùng vị chua dịu của cà chua và nước me, thơm nồng ngon của mắm tôm.

Tô bún riêu Sài Gòn của người miền Nam sẽ thường có móng giò heo, huyết hoặc chả bò, chả cá hay là tôm mực... tùy theo khẩu vị mỗi người. Mỗi quán ăn sẽ có nhiều kiểu chế biến khác nhau và vô cùng phong phú đa dạng.

New Volume Lash by Bonna Beauty: Sydney Best EyeLash Extension near Bankstown Revesby Campsie.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật