Thừa Thiên Huế: Doanh nghiệp cần chủ động ứng phó sự cố hoá chất

Kute Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Đó là phát biểu của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế Phan Quý Phương tại hội nghị tổng kết diễn tập ứng phó sự cố hó‌a chấ‌t cấp tỉnh năm 2022.
Thừa Thiên Huế: Doanh nghiệp cần chủ động ứng phó sự cố hoá chất
Diễn tập ứng phó sự cố hoá chất tại Công ty CP - chi nhánh Thừa Thiên Huế năm 2022

Ngày 1/12, Ban Chỉ đạo diễn tập ứng phó sự cố hó‌a chấ‌t (UPSCHC) tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức tổng kết hoạt động năm 2022.

Năm 2022, Ban Chỉ đạo diễn tập UPSCHC tỉnh Thừa Thiên Huế đã chỉ đạo Sở Công thương triển khai một số hoạt động chính như: kiểm tra tính thực tế của các tình huống đã được xác lập trong kế hoạch UPSCHC cấp tỉnh; đánh giá năng lực ứng phó tại chỗ của các doanh nghiệp và điều kiện thực tế của địa phương; xác định tình huống diễn tập ứng phó cụ thể; lựa chọn đơn vị đăng cai địa điểm diễn tập (Công ty CP chăn nuôi CP – chi nhánh đông lạnh Thừa Thiên Huế); phối hợp cơ quan chức năng tham gia trực tiếp diễn tập…

Bên cạnh đó, thực hiện hợp luyện giữa các lực lượng, thống nhất phương án bố trí hiện trường, tạo hiệu ứng sự cố đảm bảo tính an toàn, hợp lý của tình huống giả định; tổ chức tổng duyệt diễn tập; tổ chức diễn tập chính thức theo 3 bước: thực hiện thuyết minh nội dung kịch bản thông qua đoạn phim mô tả diễn biến và cơ chế vận hành công tác diễn tập UPSCHC cấp tỉnh; tổ chức diễn tập thực binh trên thực địa; báo cáo kết quả diễn tập.

Thông qua buổi diễn tập đã góp phần tăng cường năng lực chỉ đạo, điều hành, kỹ năng ứng phó sự cố; tăng cường khả năng chủ động, phối hợp của các lực lượng liên quan; tuyên truyền sâu rộng đến người dân, doanh nghiệp trong công tác UPSCHC không để xảy ra sự cố, thảm họa thiệt hại về người, tài sản, mất an ninh trật tự và ảnh hưởng đến môi trường, đời sống của người dân.

Ông Phan Quý Phương – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, hiện nay, Thừa Thiên Huế có khoảng 2.000 doanh nghiệp sản xuất công nghiệp, bao gồm các ngành nghề như công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản, công nghiệp chế biến thực phẩm và đồ uống, sản xuất sản phẩm dệt, may mặc, sản xuất sản phẩm bằng da và giả da, sản xuất giấy và các sản phẩm bằng giấy, sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic, sản xuất,chế biến nông lâm, thủy hải sản… Trong đó, có hoạt động liên quan trực tiếp đến hó‌a chấ‌t nguy hiểm gần 500 doanh nghiệp. Vì thế, vai trò của việc vận hành cơ chế phối hợp tổ chức UPSCHC kịp thời, hiệu quả của các lực lượng hết sức quan trọng.

UBND tỉnh Thừa Thiên Huế khen thưởng tập thể, các nhân có thành tích trong công tác phối hợp diễn tập ứng phó sự cố hoá chất

"Thông qua tham dự diễn tập vừa qua, các doanh nghiệp có hoạt động hó‌a chấ‌t trên địa bàn tỉnh cần rút kinh nghiệm, chủ động hơn nữa công tác phòng ngừa, ứng phó với sự cố hó‌a chấ‌t có thể xảy ra trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh. Đồng thời, đề cao tính chuyên nghiệp trong mọi khâu giám sát; không để xảy ra những sự cố đáng tiếc, nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe người dân và môi trường; phối hợp chặt chẽ hơn nữa với cơ quan quản lý nhà nước; thường xuyên phối hợp diễn tập để nâng cao khả năng phối hợp cùng hành động giữa các cơ quan và doanh nghiệp", Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phan Quý Phương đề nghị.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế Phan Quý Phương cũng đề nghị Sở Công Thương Thừa Thiên Huế thời gian tới cần cập nhật bổ sung, sửa đổi kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hó‌a chấ‌t cấp tỉnh phù hợp với tình hình thực tế; xây dựng kế hoạch ứng phó sự cố hó‌a chấ‌t độc trên địa bàn tỉnh theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ; Nghiên cứu tổ chức chương trình diễn tập ứng phó sự cố hó‌a chấ‌t trên địa bàn định kỳ 2 năm/lần để các đơn vị được trau dồi kỹ năng sẵn sàng phối hợp, ứng phó khi có sự cố xảy ra.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật