Phải làm gì để hạn chế nguy cơ mắc Barrett thực quản?

Sky Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Barrett thực quản là bệnh lý thường xuất hiện ở những người mắc chứng trào ngược dạ dày thực quản lâu năm. Nếu không được điều trị dứt điểm có thể ảnh hưởng đến các tế bào lót phần dưới của thực quản, dẫn tới ung thư biểu mô tuyến thực quản.
Phải làm gì để hạn chế nguy cơ mắc Barrett thực quản?
Ảnh minh họa

Vì vậy nhiều người lo lắng không biết làm thế nào để hạn chế nguy cơ mắc phải căn bệnh này.

1. Nguyên nhân gây Barrett thực quản

Hiện nay nguyên nhân chính xác của Barrett thực quản là chưa biết. Nhưng hầu hết Barrett thực quản đã có trào ngược dạ dày thực quản từ lâu. Barrett thực quản gây ra bởi tình trạng trào ngược acid nghiêm trọng mạn tính.

Các yếu tố góp phần tạo nên Barrett thực quản:

dịch trong dạ dày bao gồm acid do dạ dày sản sinh, thêm vào đó dịch này có thể có acid mật (mật được sản sinh tại gan) và enzyme (sản sinh bởi tụy), những chất trào ngược từ tá tràng lên dạ dày. Acid trào ngược từ dạ dày lên thực quản thì gây tổn thương thực quản. Tuy nhiên, có một vài bằng chứng rằng mật và enzyme tụy cộng với acid có thể gây tổn thương nhiều hơn là chỉ có acid không.

Ở một số bệnh nhân bị trào ngược dạ dày thực quản, thực quản phản ứng lại với những tổn thương thường xuyên do dịch acid bằng cách thay đổi loại tế bào lót từ dạng lót sang dạng trụ.

Sự chuyển đổi này, gọi là chuyển sản, được nghĩ là một đáp ứng bảo vệ vì biểu mô trụ trong thực quản Barrrett thì chịu đựng những tổn thương do acid gây ra tốt hơn là biểu mô lát.

Tuy nhiên, một số người được chẩn đoán Barrett thực quản đã không bao giờ có dấu hiệu ợ nóng hay acid trào ngược, nên không có nguyên nhân rõ ràng cho Barrett thực quản trong những trường hợp này.

Barrett thực quản thường không có triệu chứng, các dấu hiệu và triệu chứng thường liên quan đến trào ngược acid dạ dày thực quản.

‎Theo ghi nhận các yếu tố sau có thể dẫn đến Barrett thực quản bao gồm: Barrett thực quản thường được chẩn đoán ở người trung niên và người cao tuổi, độ tuổi trung bình lúc chẩn đoán là 55 tuổi. Trẻ em có thể có Barrett thực quản, nhưng hiếm khi trước 5 tuổi. Nam giới thường được chẩn đoán bị Barrett thực quản nhiều hơn phụ nữ.

Những người hút thu‌ốc l‌á thường được chẩn đoán bị Barrett thực quản nhiều hơn người không hút thuốc.

2. Biểu hiện Barrett thực quản

Barrett thực quản thường không có triệu chứng, các dấu hiệu và triệu chứng thường liên quan đến trào ngược acid dạ dày thực quản và có thể bao gồm:

- Người bệnh có các biểu hiện ở tiêu hóa như: cảm giác nóng trong lồng ngực (ợ nóng), đôi khi lan lên cổ họng, cùng với vị chua trong miệng, nôn thức ăn hoặc dịch chua lỏng.

- Biểu hiện ở tim như: Đau thắt ngực, đau mỏm tim nhói ra sau lưng

- Biểu hiện ở tai mũi họng như: loạn cảm họng (nuốt vướng, nuốt nghẹn, nuốt rát, nuốt đau), đau dọc theo từ góc hàm dưới xuống thượng ức, đau ở lưỡi, khịt mũi, đau họng, cảm giác khối u trong cổ họng.

- Biểu hiện ở thanh quản như: khàn tiếng, nói đau.

- Biểu hiện ở hô hấp như: Ho khan, ho cơn sặc sụa ban đêm.

Biến chứng Barret thực quản là theo thời gian, lớp niêm mạc thực quản bất thường có thể phát triển thành tiền ung thư và cuối cùng là ung thư thực quản. Nếu không được phát hiện, ung thư này có thể di căn và xâ‌m lấ‌n các mô xung quanh.

Tuy nhiên, tiến triển đến ung thư là không phổ biến cho mọi bệnh nhân, nghiên cứu theo dõi bệnh nhân với Barrett thực quản cho thấy chỉ có 0,5 % bệnh nhân mắc bệnh ung thư thực quản mỗi năm.

3. Cần làm gì để hạn chế nguy cơ mắc Barrett thực quản?

Để hạn chế nguy cơ mắc Barrett thực quản thì phải hạn chế trào ngược dạ dày - thực quản. Những thay đổi trong khẩu phần ăn và sinh hoạt hàng ngày sẽ làm giảm nguy cơ này như: Cần kê chân giường ở phía đầu lên khoảng 30-35cm. Nên duy trì trọng lượng c‌ơ th‌ể hợp lý, không để c‌ơ th‌ể quá béo vì thừa cân gây áp lực lên bụng, thúc đẩy dạ dày và làm nặng nề thêm tình trạng trào ngược dạ dày.

Không ăn quá no trong các bữa ăn, ăn quá nhiều sẽ làm cho dạ dày dễ trào ngược, gây tình trạng ợ nóng. Mặc quần áo thoải mái, tránh mặc đồ quá chật làm tăng áp lực lên bụng, chèn ép dạ dày dễ trào ngược. Tránh ăn đồ cay nóng, các loại thực phẩm có hàm lượng chất béo cao như: đồ chiên, nướng, rượu, bia, nước uống có ga, hành, tỏi….Sau khi ăn no không nên nằm luôn. Hạn chế hút thuốc vì có thể dẫn tới tăng lượng acid dạ dày.

Tóm lại: Barrett thực quản có liên quan đến việc tăng nguy cơ tiến triển thành ung thư thực quản. Mặc dù rủi ro này là tương đối nhỏ, nhưng bệnh nhân vẫn cần được kiểm tra thường xuyên sự xuất hiện của các tế bào tiền ung thư. Nếu các tế bào tiền ung thư được phát hiện sớm thì có thể được điều trị kịp thời để ngăn ngừa ung thư thực quản.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật