Nghỉ Tết quá dài làm kiến thức “bay” hết, làm thế nào để lấy lại động lực học tập sau kỳ nghỉ?

Sky Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Khi phải quay lại việc học sau Tết, không ít học sinh rơi vào trạng thái mất tập trung.
Nghỉ Tết quá dài làm kiến thức “bay” hết, làm thế nào để lấy lại động lực học tập sau kỳ nghỉ?
Ảnh minh họa

"Còn mùng là còn Tết" là suy nghĩ chung của nhiều người sau kỳ nghỉ Tết Nguyên Đán kéo dài, trong đó có cả học sinh, sinh viên. Chính vì lẽ đó mà dù kỳ nghỉ Tết đã kết thúc, ai nấy đều phải quay lại việc học thì vẫn có không ít người rơi vào trạng thái mất tập trung vì nghỉ Tết vẫn... chưa “đã”. Thậm chí, có người còn cảm thấy hụt hẫng và chán nản khi bắt đầu học tập trở lại. Để mọi chuyện không đi quá xa, giờ là lúc để các bạn học sinh, sinh viên xốc lại tinh thần, lấy lại động lực học tập sau Tết.

01

Tìm một góc học tập lý t ưởng

Sau một khoảng thời gian nghỉ Tết dài và việc học bị gián đoạn, bạn có thể khó duy trì được sự tập trung khi học. Vậy nên, trước tiên, hãy tìm một góc học tập thật lý tưởng. Góc học tập có nghĩa là có một nơi dành riêng cho bạn và bạn không bị ai quấy rầy đến việc học tập của bản thân. Nếu bạn thích học ở nhà thì hãy tìm những nơi yên tĩnh trong phòng riêng hoặc nếu bạn thích học nhóm thì hãy đến thư viện. 

Dù học ở bất kỳ đâu, hãy ngồi một cách ngay ngắn trên bàn học chớ đừng ngồi học trên giường. Bởi lẽ, sử dụng bàn ghế học tập sẽ giúp bản thân tập trung tốt hơn và bạn sẽ không cảm thấy buồn ngủ như khi học trên giường.

02

 Tạo dựng thói quen 

Tất cả chúng ta đều biết thói quen hữu ích như thế nào để duy trì sự nhất quán trong công việc và học tập. Sau một khoảng thời gian dài gián đoạn việc học, tính nhất quán của bạn có thể dễ dàng bị phá vỡ. Bạn không thể tập trung cũng như không thể dành đủ thời gian cho việc học của mình. 

Vì vậy, hãy tạo một thói quen và sử dụng tất cả thời gian rảnh của bản thân để học tập, tuân theo một thời gian biểu và kiên định với nó. Nhưng theo tâm lý chung, rất khó để bạn có thể tạo một thói quen và gắn bó với nó trong một khoảng thời gian ngắn. 

Điều đó sẽ không phải là điều cản trở nếu bạn biết lên kế hoạch cho bản thân trong một ngày. Ngay trước khi ngủ hoặc sau khi thức dậy, bạn có thể viết một kế hoạch chi tiết về những công việc bạn phải làm ngày hôm nay và cố gắng hoàn thiện nó bằng mọi giá. Ví dụ: Hôm nay tôi sẽ học được 10 từ vựng, làm được 1 đề thi thử... Mới đâu, không cần phải là những nhiệm vụ quá "đao to búa lớn", chỉ cần đơn giản thôi để bạn có thể làm quen, sau đó hãy tăng dần cường độ và dần dần, bạn sẽ quay trở lại quỹ đạo của việc học

03

Học trong thời gian ngắn

Hãy nhớ rằng: Học trong một khoảng thời gian ngắn (1 giờ) nhưng tập trung cao độ có thể tốt hơn nhiều so với học trong nhiều giờ mà không có bất kỳ sự tập trung nào. 

Đương nhiên, việc học trong thời gian ngắn cũng kéo theo các ràng buộc. Cụ thể, bạn phải tránh tất cả sự phân tâm cho các thiết bị điện tử như điện thoại, laptop hay những thứ "gây nhiễu" khác và chỉ tập trung vào việc học. Một điều nữa, thay vì học trên giường, hãy sử dụng bàn học, bởi khi đó nó sẽ không khiến bạn cảm thấy buồn ngủ dù chỉ trong thời gian ngắn. 

Để giúp thời gian học của bạn tuy ngắn nhưng vẫn hiệu quả, bạn có thể áp dụng "kỹ thuật Feynman". Cho những ai chưa biết, kỹ thuật Feynman là một phương pháp học tập nổi tiếng giúp chúng ta nhanh chóng ghi nhớ và thật sự hiểu những gì đã học. Nó được phát triển bởi Richard Feynman - nhà khoa học đã từng đoạt giải Nobel Vật lý vào năm 1965, giúp người học nhanh chóng ghi nhớ, hoàn toàn hiểu và sử dụng những kiến thức mình đã tiếp thu.

Kỹ thuật Feynman bao gồm 4 bước:

1. Chọn một khái niệm và tìm hiểu về nó. 

2. Giả vờ như đang (hoặc thực sự) dạy nó cho một đứa trẻ khác. 

3. Xem lại những lỗ hổng trong hiểu biết của mình và tiếp tục nghiên cứu. 

4. Tinh chỉnh, hệ thống lại kiến thức và hoàn thiện bài giảng ở bước 2. 

Tóm lại, sau một khoảng thời gian dài gián đoạn việc học, trước tiên hãy học trong thời lượng ngắn (thường là 1 giờ) và khi bạn cảm thấy mình đã tập trung tốt rồi thì có thể tăng thời gian học tập lên.

04

 Khi ến việ c học trở nên thú vị 

Không còn nghi ngờ gì nữa, một khi bạn thấy việc học của mình thú vị thì bạn sẽ không muốn trì hoãn việc học và bạn sẽ tập trung tốt hơn ngay cả khi bạn học sau một khoảng thời gian dài. Để làm cho việc học của bạn trở nên thích thú hơn, bạn có thể thử 3 cách sau:

- Học với âm nhạc: Đa số mọi người nghĩ rằng học tập trong môi trường yên tĩnh sẽ đem lại hiệu quả cao nhất. Việc nghe nhạc khi học bài sẽ làm chúng ta cảm thấy mất tập trung vào việc tiếp thu kiến thức, qua đó hiệu quả học tập giảm sút đáng kể. Trên thực tế, điều này chỉ xảy ra khi bạn chưa biết nghe nhạc đúng cách.

Cùng một công việc, nghiên cứu cho thấy những người lao động nghe nhạc thường xuyên có năng suất làm việc cao hơn hẳn những người không bao giờ nghe nhạc. Tiến sĩ tâm lý học Robin Harwood cho biết có một loại nhạc tập trung vừa giúp bạn có cảm hứng học tập, vừa không gây xao lãng một chút nào là những bản nhạc không lời. Ngoài ra, nhạc cổ điển là loại nhạc tập trung trí não rất phù hợp để nghe khi học bài vì chúng có âm hưởng hài hòa và nhẹ nhàng.

 - Làm flashcard: Flashcard là loại thẻ chứa thông tin trên cả hai mặt giấy, được sử dụng như một công cụ hỗ trợ ghi nhớ. Mỗi tờ flashcard bao gồm câu hỏi ở mặt trước và câu trả lời ở mặt sau. Tấm thẻ thường được sử dụng để ghi nhớ từ vựng, ngày tháng lịch sử, công thức hoặc bất kỳ chủ đề nào có thể học được thông qua hình thức câu hỏi kèm theo câu trả lời.

Có thể nói, làm hoặc học bằng flashcard là một trong những cách học tốt nhất. Sử dụng flashcard giúp bạn tìm hiểu thông tin và cũng giúp bạn xác định bất kỳ lỗ hổng kiến thức nào của bạn. 

- Thay đổi môi trường của bạn: Môi trường học tập thực sự quan trọng. Một môi trường học tập tốt có thể kíc‌h thí‌ch tính sáng tạo, sự chủ động và niềm yêu thích học tập của người học. Từ đó giúp họ khai phá và nuôi dưỡng các tiềm năng có sẵn trong bản thân.

05

Tạo động lực cho bản thân 

Động lực đóng vai trò rất quan trọng khi bạn muốn học sau một khoảng thời gian dài vì chỉ có động lực, bạn mới có thể chinh phục được mục tiêu của bản thân. 

Nhưng làm thế nào để có động lực là điều được mọi người thắc mắc? Trong tình huống này, nhiều người sẽ nói là xem nhiều video hoặc phim tạo động lực hay có thể đọc nhiều sách... Đó là những cách hay nhưng chúng ta cần những biện pháp để tạo động lực hiệu quả và lâu dài hơn. 

Điều muốn nói đến ở đây chính động lực từ sâu bên trong nội tại của bản thân. Điều đó sẽ khiến bạn tập trung vào mục tiêu, ước mơ và lý do tại sao bạn muốn học lại. Vì vậy, khi bạn muốn bỏ cuộc, hãy dừng lại và suy nghĩ trong 5 phút về những gì được nhắc đến ở trên. Nếu bạn nghiêm túc với ước mơ của mình và thực sự muốn tập trung vào việc học thì chắc chắn bạn sẽ tìm được động lực.

New Volume Lash by Bonna Beauty: Sydney Best EyeLash Extension near Bankstown Revesby Campsie.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật