4 loại tiền này, càng tiết kiệm càng nghèo. Loại cuối cùng nhiều người mắc phải nhất

Sky Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Cuộc đời rất dài, nhưng tay lái vẫn luôn nằm trong tay bạn, mong bạn hãy tin rằng: Biết tiết kiệm tiền, cuộc đời chỉ có một khả năng; nhưng biết tiêu tiền, tương lai sẽ còn vô số những cơ duyên.
4 loại tiền này, càng tiết kiệm càng nghèo. Loại cuối cùng nhiều người mắc phải nhất
Không thể tiếc tiền đầu tư cho giáo dục con cái. (Ảnh minh họa)

Cuộc sống là một cuộc tu hành, cũng là một hành trình trải nghiệm.

Thay vì cứ phải lo lắng được mất, càng tiết kiệm càng thêm nghèo, tốt hơn hết là nên quy hoạch và sử dụng tiền một cách hợp lý: Giáo dục con cái, để thế hệ sau bước chân lên con đường phát triển hơn; báo hiếu cha mẹ, xua tan những vất vả trong đời họ; duy trì quan hệ, trân trọng các mối nhân duyên; giữ gìn sức khỏe, tận hưởng phúc phận trong phần đời còn lại.

1. Tiền giáo dục con cái, không thể tằn tiện

Cùng xuất phát điểm nhưng không cùng lựa chọn tạo nên hoàn cảnh khác biệt, xét cho cùng đó là do sự khác biệt trong nhận thức của cha mẹ về giáo dục.

Trong "Tháp Mộc Đức" có nói: Một thành phố không có trẻ em đi học cuối cùng cũng sẽ suy tàn, một gia đình không cho con cái đi học chắc chắn trở nên nghèo khó.

Học là cách hiệu quả nhất để thay đổi vận mệnh, có thể nó không khiến bạn vụt sáng, nhưng có thể giúp bạn không rơi vào vũng lầy.

Học hành chính là khoản đầu tư với chi phí thấp nhất, nhất định không được tằn tiện tiền giáo dục cho con cái.

2. Tiền kính hiếu cha mẹ, không thể tằn tiện

Nhân lúc cha mẹ vẫn còn, khi họ còn chưa già đi, hãy làm mọi cách để đáp ứng mong muốn của họ; đừng để những ân hận, tiếc nuối bủa vây ta, để lại hố đen trong lòng không gì bù đắp được.

Trong cuộc sống có thể có những việc khiến ta thấy bất lực, nhưng tiền kính hiếu với cha mẹ, nhất định không được tằn tiện.

Đừng nghĩ phải đi làm xa, kiếm nhiều tiền và mua cho cha mẹ nhà cao cửa rộng, quần áo đầy đủ, thức ăn ê hề mới là báo hiếu. Sự có mặt của đứa con là niềm vui mà cha mẹ chờ mong nhất. Vì thế đừng đợi có tiền mới báo hiếu cha mẹ vì họ không đợi được bạn đâu.

Nhiều người mải lo cho cuộc sống riêng mà quên đi phụng dưỡng cha mẹ. (Ảnh minh họa)

Khi còn nhỏ ở với cha mẹ. Lớn lên lo ăn học. Đến khi ra trường lại lập gia đình sớm và lo cho gia đình mình. Cha mẹ vì thế ít có cơ hội được phụng dưỡng.

Đến khi biết làm cha mẹ. Thấu hiểu được cái cha mẹ cần khi xưa. Thấu hiểu nỗi vất vả khó khăn bản thân muốn quay lại báo đáp công ơn cha mẹ thì cha mẹ đã qua đời.

3. Tiền duy trì quan hệ, không thể tằn tiện

Nhà văn Vãn Tình học chuyên ngành luật, hơn mười năm sau khi tốt nghiệp, nhiều bạn học của cô đã trở thành luật sư nổi tiếng.

Cô có một người quen tên Tiểu Ngải, đang chuẩn bị ra tòa ly hôn nên tìm Vãn Tình giúp đỡ. Vãn Tình liền giới thiệu một luật sư có mối quan hệ tốt với mình cho Tiểu Ngải.

Không lâu sau, Tiểu Ngải tức giận đùng đùng đến chất vẫn Vãn Tình: "Bạn học của cậu làm sao vậy? Sao còn chưa ra tòa đã đòi tiền tớ rồi?"

Vãn Tình ngạc nhiên: "Thu thập thông tin, điều tra lấy chứng cứ đều tốn thời gian và công sức, sao có thể không thu tiền được?".

Lúc này cô đã hơi tức giận rồi, Tiểu Ngải vẫn thao thao không ngớt: "Tớ là người cậu giới thiệu, bạn học của cậu chẳng nể nang cậu gì cả, vừa làm đã đòi tiền, loại người này tốt nhất là cậu nên block đi".

Vãn Tình vội vàng gọi điện cho bạn cùng lớp để xin lỗi, người bạn đó nói với cô rằng từ khi Tiểu Ngải kết bạn với cô ấy, mỗi ngày đều hỏi một đống câu hỏi, sau khi lần lượt trả lời rồi, cô ấy gửi thỏa thuận ủy thác cho Tiểu Ngải.

Vì là người Vãn Tình giới thiệu nên khi báo giá cô đã giảm giá 20%.

Không ngờ, Tiểu Ngải có ý muốn cô ra tòa miễn phí cho mình, nhưng cô không đồng ý.

Sau đó, Tiểu Ngải đi khắp nơi rêu rao là bạn học của Vãn Tình thừa cơ ăn cướp, Vãn Tình còn không đứng ra đòi công đạo.

Có người nói với Vãn Tình rằng vì cái tật "tằn tiện" này mà Tiểu Ngải đã bị không ít người block rồi. Sau đó, phiên tòa ly hôn của cô ấy cũng không có được kết quả như ý.

Điều mà Tiểu Ngải không biết là nếu Vãn Tình nhờ bạn soạn hợp đồng khởi kiện cũng đều phải trả tiền. Nếu như có một số việc không thích hợp thu tiền, cô ấy cũng sẽ tặng quà họ để tỏ lòng biết ơn.

Vãn Tình nhờ thế mà phát hiện ra một hiện tượng: "Phàm là những người nhân duyên không tốt, điều kiện kinh tế cũng sẽ rất kém, cách họ tiết kiệm tiền không hề khiến họ thêm giàu có".

Tình bạn cần sự chân thành. (Ảnh minh họa)

Tình bạn cần dùng sự chân thành để bảo vệ, chứ không phải để họ tạo ra giá trị miễn phí cho bạn, nếu không, bạn không chỉ mất đi nhân phẩm, mà rất có khả năng còn lợi bất cập hại.

Có trao có nhận, đôi bên hợp tác cùng có lợi, tiền để duy trì quan hệ không được tằn tiện, nếu không cuộc đời bạn sẽ mãi rơi vào một vòng lẩn quẩn.

4. Tiền bảo đảm sức khỏe, không thể tằn tiện

Bác sĩ Lý Thanh của một bệnh viện cao cấp đã từng gặp phải một bệnh nhân như thế này:

Một nhân viên bảo vệ năm nay đã 53 tuổi, năm 30 tuổi phát hiện huyết áp cao nhưng không kiểm tra nguyên nhân, cũng không điều trị.

Năm 47 tuổi đột phát nhồi máu cơ tim, phải đặt hai stent cho tim.

Khi xuất viện, bác sĩ dặn đi dặn lại rằng phải kiên trì uống thuốc.

Lúc đầu, ông cũng thành thật nghe theo lời bác sĩ, nhưng sau hơn một năm, ông thấy mình ổn rồi, không muốn tốn thêm tiền nên đã tự ý dừng thuốc, cũng không đến bệnh viện kiểm tra lại.

Đừng bao giờ tiết kiệm tiền đầu tư cho sức khỏe.

53 tuổi tái phát nhồi máu cơ tim, đành phải đến bệnh viện đặt thêm hai stent.

Bác sĩ nói với ông rằng cả bệnh mạch vành và nhồi máu cơ tim của ông đều do huyết áp cao gây ra, nếu khống chế cao huyết áp từ sớm thì sẽ không xảy ra bi kịch ngày hôm nay.

Cậu con trai bên cạnh tức giận nói: "Từ sớm đã bảo ông ấy uống thuốc, nhưng ông ấy không nỡ tiêu tiền, nhất quyết không uống".

Hai lần đặt stent cho tim tốn mất hàng trăm triệu. Bác sĩ tính toán một lượt: Dùng loại thuốc tốt nhất để kiểm soát huyết áp cao trong 20 năm, giờ cả tim và thận của ông ấy đều có vấn đề, dù có chi thêm ’núi tiền’ nữa thì sức khỏe của ông ấy cũng không thể trở về như xưa được.

Khi có được một thứ gì đó, chúng ta thường không hay quan tâm đến nó, thậm chí lãng phí nó một cách tùy ý, cho đến khi mất đi, chúng ta mới biết nó quan trọng đến nhường nào.

Để tiết kiệm tiền, ngay cả khi sức khỏe có vấn đề cũng không muốn đi khám. Kết quả, bệnh nhỏ trở thành bệnh lớn, cần chi nhiều tiền hơn để trị liệu.

Khi cân nhắc tiết kiệm tiền, chúng ta phải lưu ý đến sức khỏe của c‌ơ th‌ể, bởi vì sức khỏe mới là nguồn vốn lớn nhất của con người.

tiết kiệm vốn là đức tính tốt, nhưng nếu tiết kiệm vào những chỗ không phù hợp, không những không có lợi mà còn có thể phản tác dụng.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật